TẤT TẦN TẬT VỀ ĐÁM CƯỚI NGƯỜI HOA

Phong tục cưới hỏi của người Hoa có nhiều điểm đặc sắc với các nghi lễ cưới truyền thống đa dạng và phong phú. Cộng đồng người Hoa ở Việt Nam rất lớn mạnh nên ăn hoá cưới hỏi là nét pha trộn của Trung Quốc và Hong Kong, Quảng Châu, Phúc Kiến nhưng vẫn có những nét riêng biệt. Hãy cùng Đại Hỷ khám phá những nét đặc trưng của phong tục lễ nghi trong đám cưới người Hoa nhé.

Người Quảng Đông ở Sài Gòn thường gọi mình là Thoòng Dành (唐人nghĩa là người Đường). Tại Sài Gòn, người Hoa là một cộng đồng lớn. Họ đã sinh sống ở đây rất lâu. Tập trung nhiều nhất tại khu vực quận 5, quận 6, quận 11 và một phần quận 10. Trong đó, quận 5 thì đa phần là người Quảng Đông, còn khu vực quận 6 là người Tiều. Người Tiều hay còn gọi người Triều Châu có xuất xứ từ Triều Châu, Trung Quốc.

Mâm quả đám cưới người Hoa

Đám cưới người Hoa ở Sài Gòn có các nghi lễ cưới hỏi truyền thống mang đậm nét văn hoá của người Trung Hoa. Dù rằng họ đã sinh sống ở Việt Nam qua nhiều thế hệ nhưng nét đẹp cổ truyền văn hoá không hề bị pha trộn. Cho thấy người Hoa gìn giữ được nét văn hoá rất tốt.

Mâm quả đám cưới người Hoa – sính lễ cưới người Hoa

Mâm quả cưới của người Hoa là một nét văn hoá đẹp được lưu giữ trong suốt thời gian dài. Là một phần quan trọng trong sính lễ cưới người Hoa. Có sự phức tạp hơn so với mâm quả trong đám cưới của người Việt. Mang đậm màu sắc văn hoá Trung Hoa, là sự kết tinh sáng tạo qua nhiều thế hệ.

Người Trung Hoa không quy định số lượng mâm quả cụ thể. Tuy nhiên càng nhiều thì càng tốt. Thể hiện sự sung túc trong đám cưới. Ngoài những mâm quả chính, tuỳ điều kiện mà có thể bổ sung thêm nhiều mâm quả khác nhau.

Chẳng hạn như: quả bánh trái, quả trang phục cưới… Người Trung Quốc rất tin vào các con số chẵn. Do đó, thường số lượng mâm quả là 6, 8, 10, 12… để thể hiện có đôi, có cặp.

Theo phong tục đám cưới Trung Quốc thời xưa, mâm quả đám cưới người Hoa thường được chia làm 2 loại chính. Theo thời gian cũng có sự khác nhau đôi chút. Cụ thể thường như sau:

Mâm quả cưới truyền thống của Người Hoa

  • 1 con heo quay.
  • 1 cặp gà trống và mái còn sống.
  • 4 món hải vị đại diện cho 4 phương. Thường là tôm khô, mực khô, nấm đông cô, tóc tiên.
  • 1 bánh cưới.
  • 1 quả quýt.

Mâm quả cưới hiện đại của Người Hoa

  • Tiền vàng.
  • Đùi heo.
  • Trầu cau.
  • Rượu trà.
  • Hoa quả.

Lưu ý: Trong lễ dạm ngõ và lễ rước dâu. Phải có mâm đùi heo quay trong cả hai lễ này. Mục đích là để hướng đến những điều tốt đẹp, may mắn cho cô dâu, chú rể người Hoa. Là một phần trong sính lễ cưới người Hoa.

Phong tục cưới hỏi của người Hoa

Theo trình tự đám cưới của người Việt thì hôn lễ thường tiến hành qua 6 lễ chính, tức là “Lục Lễ”. Đó chính là:

  • 1 – Lễ nạp thái  – là lễ dạm hỏi, hỏi vợ hay còn gọi là lễ chạm ngõ.
  • 2 – Lễ vấn danh – tìm hiểu tên tuổi và ngày tháng năm sinh của cô dâu.
  • 3 – Lễ nạp cát – bói tìm xem ngày tốt để cưới.
  • 4 – Lễ thỉnh kì – xác định ngày cưới, báo đã chọn được ngày lành tháng tốt.
  • 5 – Lễ nạp tệ – là mua sắm các lễ vật cưới và mang sính lễ cưới sang nhà gái
  • 6 – Lễ thân nghênh. – đón cô dâu về nhà chồng

Còn theo trình tự đám cưới của Người Hoa. Phong tục trải qua 4 bước như sau:

  • 1 –  Lễ Thuyết Thân –  說 親. Lễ này còn có tên khác là lễ sang nhà, lễ xem mắt hoặc là đám nói trong Tiếng Việt. Nó cũng giống như lễ dạm ngõ của người Việt.
  • 2 –  Coi bói chọn ngày lành, giờ tốt 睇日 (Lễ này được xem là sự kết hợp của 3 lễ: vấn danh, nạp cát và thỉnh kỳ).
  • 3 – Lễ Đính Hôn (訂婚) tức là Qua Đại Lễ – 過大禮. Đây là lễ ăn hỏi mà chúng ta vẫn thường biết.
  • 4 – Lễ nghênh thân (迎親): Lễ này chính thức nhận người con gái về làm dâu. Lúc này người con gái đã trở thành  người thân trong gia đình. Nó còn được gọi là lễ đón dâu hay Lễ cưới.

Lễ thuyết thân

Khi quen biết và tìm hiểu nhau. Đến một giai đoạn nào đó, họ cảm thấy cần tiến đến cuộc sống hôn nhân. Theo thông lệ, con trai sẽ yêu cầu cha mẹ mình đến nhà gái ngỏ lời xin hỏi cưới. Nhà trai sang nhà gái để nói chuyện về đám cưới như vậy được gọi là “Lễ thuyết thân”. Tiếng Hoa gọi là 說 親. Nếu nhà gái đồng ý về chuyện đám cưới thì đôi bên sẽ bàn tính tiếp. Chủ yếu là về các vấn đề cơ bản về thời gian, tuổi tác, sính lễ cũng như là Mâm quả đám cưới người Hoa bây giờ.

Trong nét truyền thống qua phong tục đám cưới người Hoa thì tục “an sàng” là một nét đẹp văn hoá được gìn giữ. Tục này tức là dọn dẹp bố trí giường tân hôn. Người tiến hành nghi thức này phải là một người được lựa chọn đặc biệt theo đúng nghĩa là người phúc hậu con cháu đầy đàn.

Trải qua nhiều năm tháng, do cuộc sống bận rộn không có nhiều thời gian thì tục này bây giờ đa phần do cha mẹ chú rể đảm nhiệm.

Phong tục chải đầu trước lễ cưới

một chải chải tới đuôi,

hai chải răng long đầu bạc,

ba chải con cháu đầy đàn

Đây là một phong tục quan trọng trong đám cưới mà bạn thường thấy trong các bộ phim. Cô dâu cần tắm rửa sạch sẽ, để gội rửa những điều không may mắn. Sau đó cô dâu thay bộ trang phục mới, quần áo, giày dép thật gọn gàng.

Đối với phong tục của người Hoa thì tục chải tóc là rất quan trọng. Người chải đầu cho cô dâu phải là người phúc hậu vì đây là công việc rất quan trọng. Nó đánh dấu một chặng đường mới, mang theo rất nhiều hi vọng của cha mẹ dành cho con gái. Sau khi chải xong 3 chải, tất cả mọi người trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để cùng ăn chè trôi nước. Theo phong tục đám cưới Trung Quốc thời xưa, sau khi ăn xong thì mới xem như kết thúc tục chải đầu.

Ngày xưa phong tục đám cưới người Hoa còn bao gồm cả việc cạo lông mặt. Tuy nhiên, ngày nay cô dâu đã được các thợ trang điểm thực hiện nên tục này cũng không còn nữa. Đó là sự giao thoa với văn hoá hiện đại.

” Một chải, chải tới đuôi

Tình duyên vẫn đứt đoạn

Hai chải răng long đầu bạc

Chẳng phải cùng người trong tâm

Ba chải con cháu đầy đàn

Ngươi đoán xem sao nàng khóc rồi lại cười… “

Tiền mừng cưới người Hoa

Hồng bao

Tiền mừng cưới là văn hoá lâu đời của người Trung Hoa. Tiền mừng cưới của người Hoa nhất định phải được đựng trong bao màu đỏ gọi là hồng bao. Phía bên ngoài hồng bao thường có chữ hỷ. Nếu không cũng có thể là những câu chúc như “thiên địa tác thành” hay “bách niên hảo hợp”.

Hồng bao được mọi người sử dụng vào những dịp đặc biệt như Lễ tết, cưới hỏi, sinh nhật… Phong tục này có lịch sử lâu đời từ những năm 1600. Đó là vào nhà Thanh khi những người lớn tuổi tặng đồng xu cho trẻ em vào dịp Tết. Những đồng xu này thường được xâu bằng sợi chỉ màu đỏ.

Đối với người Trung Quốc, màu đỏ mang lại nhiều may mắn, giúp tránh xa loài ma quỷ. Hồng bao là một nét văn hoá truyền thống của người Trung Hoa. Với màu đỏ, đây cũng là màu sắc chủ đạo trong đám cưới. Quần áo của cô dâu hỏi là hỷ phục hay giá y. Mọi người đều quan niệm rằng màu đỏ là màu sắc mang lại may mắn, tiền tài, hạnh phúc và tuổi thọ.

Người Hoa xem tiền mừng cưới đựng trong hồng bao là một món quà cực kỳ có ý nghĩa. Nó như đại diện cho những điều tốt đẹp nhất muốn gửi gắm. Ngoài ra, đó cũng thể hiện món quà về mặt vật chất để chia sẻ với cô dâu, chú rể và gia đình về chi phí tổ chức đám cưới. Với rất nhiều ý nghĩa như vậy, tiền mừng cưới người Hoa luôn là một nét văn hoá quan trọng không thể xoá bỏ.

Nguyên tắc

Có một số nguyên tắc nhất định để mang lại may mắn trong phong tục mừng cưới của người Trung Quốc.

Thứ nhất là tiền mừng cưới phải được đựng trong hồng bao. Ngoài ra, người gửi tiền mừng có thể ghi thêm lời chúc mừng phía bên trong.

Thứ hai là cách nhận hồng bao. Vì hồng bao là món quà rất trang trọng đối với người Trung Quốc. Do đó, nghi thức trang nhận phải thật trang trọng. Khi trao, người tặng và người nhận đều phải dùng 2 tay để thể hiện sự chân thành, thể hiện sự trang trọng.

Một lưu ý khác là trong văn hóa Trung Hoa không có tập tục mở hồng bao ngay khi được nhận. Điều đó được cho là khiếm nhã. Rất khác so với Phương Tây. Khách tặng hồng bao phải tự chủ động ghi tên của mình. Như vậy, cô dâu chú rể sẽ nắm được thông tin và đáp lễ khi có dịp.

Sau này, thời hiện đại thường có một chiếc thùng tiền để khách dễ dàng bỏ vào bên trong. Còn người thân trong nhà thì tặng trực tiếp trong lễ cưới của gia đình.

Tiền mừng cưới thì tuỳ vào điều kiện kinh tế mà có thể khác nhau. Dẫu vậy người Hoa vẫn tin vào ý nghĩa của những con số. Thường được lựa chọn các con số chẵn. Vì theo họ, số chẵn là con số may mắn.

Những con số cực kỳ may mắn theo người Trung Quốc là 6 và 8. 6 có ý nghĩa phát lộc và 8 có ý nghĩa là phát. Do đó, rất nhiều người thường lựa chọn mức 88 để mừng cưới như 88 USD, 8.888.888 VND chuyển khoản chẳng hạn. Riêng số 4 bị kiêng kị, thường thì khi mừng cưới mọi người né số 4. Vì 4 trong tiếng Trung đọc là “tứ” đồng âm với từ “tử” nghĩa là chết.

Trên đây là một số những điểm đặc sắc trong phong tục cưới người Hoa mà Đại Hỷ tổng hợp được. Đôi bạn có thể tham khảo để bổ sung chi tiết cho kế hoạch cưới của mình nhé. Với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức tiệc cưới, Đại Hỷ sẵn sàng đồng hành cùng các cặp đôi biến giấc mơ cưới thành hiện thực với không gian sảnh tiệc sang trọng, hiện đại, thực đơn phong phú cùng những ưu đãi hấp dẫn nhất trong năm. Liên hệ ngay Hotline 085 380 1989 - 085 390 1989 để nhận ngay ưu đãi và để Đại Hỷ tạo nên buổi tiệc "Thăng hoa cảm xúc" cho đôi bạn.

------------------------- ❃ --------------------------

TRUNG TÂM HỘI NGHỊ YẾN TIỆC ĐẠI HỶ
Hotline: 085 380 1989
Địa chỉ: 156 Lý Chiêu Hoàng, Phường 10, Quận 6, TP. HCM
Hotline: 085 390 1989
Địa chỉ: 4429A Nguyễn Cửu Phú, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TP. HCM

 

 

    Thông tin đặt tiệc